11:15 - 07/07/2021 629 lượt xem Câu hỏi thường gặp
XỬ LÝ VẬT CHỨNG
Câu hỏi: Tôi đang bị điều tra trong một vụ hình sự và bị thu 2 chiếc điện thoại. Một chiếc điện thoại không liên quan đến vụ án vậy tôi có được nhận lại chiếc điện thoại đó không?
Trả lời:
Chào bạn Công Ty Luật TNHH Nguyễn Đoàn xin được tư vấn như sau:
Theo thông tin bạn cung cấp và theo Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017, chúng tôi tư vấn như sau:
Tại Điều 89 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 sữa đổi bổ sung 2017 quy định cụ thể: “Vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án”.
Trong trường hợp này, chiếc điện thoại mà bạn cho là không liên quan đến vụ án, nhưng cơ quan điều tra cho là vật chứng liên quan đến vụ án thì việc xử lý vật chứng giải quyết như sau: tại Điều 106 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 sữa đổi và bổ sung 2017 quy định về việc “Xử lý vật chứng”, cụ thể như sau:
“1. Việc xử lý vật chứng do Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra; do Viện kiểm sát quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố; do Chánh án Tòa án quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn chuẩn bị xét xử; do Hội đồng xét xử quyết định nếu vụ án đã đưa ra xét xử. Việc thi hành quyết định về xử lý vật chứng phải được ghi vào biên bản.
2. Vật chứng được xử lý như sau:
a) Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm tàng trữ, lưu hành thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy;
b) Vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước;
c) Vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu hủy.
3. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
a) Trả lại ngay tài sản đã thu giữ, tạm giữ nhưng không phải là vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp tài sản đó;
b) Trả lại ngay vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án và thi hành án;
c) Vật chứng thuộc loại mau hỏng hoặc khó bảo quản thì có thể được bán theo quy định của pháp luật; trường hợp không bán được thì tiêu hủy;
d) Vật chứng là động vật hoang dã và thực vật ngoại lai thì ngay sau khi có kết luận giám định phải giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
4. Trường hợp có tranh chấp về quyền sở hữu đối với vật chứng thì giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.”
Tuy nhiên, trong trường hợp tại Điểm b Khoản 3 Điều 106 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 nêu trên, thì cơ quan có thẩm quyền (Cơ quan điều tra trong giai đoạn điều tra, Viện kiểm sát trong giai đoạn truy tố, Tòa án trong giai đoạn xét xử) có quyền quyết định trả lại điện thoại bất cứ lúc nào cho bạn nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án.
Trường hợp này của bạn, để lấy lại một chiếc điện thoại của mình, bạn cần làm đơn yêu cầu trả lại tài sản gửi đến cơ quan có thẩm quyền ra quyết định trả lại điện thoại. Nội dung Đơn trình bày rõ sự việc và cơ sở chứng minh rằng chiếc điện thoại này không có liên quan đến vụ án. Sau khi nhận được đơn, cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét, nếu thấy việc trả lại điện thoại không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án thì sẽ trả lại cho bạn. Ngược lại, nếu xét thấy không thể trả lại điện thoại ngay cho bạn thì bạn phải chờ đến khi vụ án đã được xét xử hoặc bị đình chỉ sẽ được giải quyết theo quy định pháp luật nêu trên.
Trên đây là một số ý kiến của chúng tôi trên cơ sở quy định pháp luật hiện hành có liên quan và trên cơ sở kinh nghiệm của chúng tôi về vấn đề bạn yêu cầu có ý kiến. Nếu có điều gì chưa rõ bạn có thể liên hệ Luật sư Đoàn Văn Nên, điện thoại: 0903328166 để được tư vấn thêm.
Trân trọng./.
TIN XEM NHIỀU
14
Th03
CẬP NHẬT THAY ĐỔI CĂN CƯỚC CÔNG DÂN TRÊN GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ KINH DOANH
28
Th06
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ VIỆC SỬ DỤNG VÀ ĐÓNG DẤU TRONG DOANH NGHIỆP ĐỂ ĐẢM BẢO GIÁ TRỊ PHÁP LÝ CỦA VĂN BẢN
Dấu doanh nghiệp là một nội dung không mới lạ, nhưng luôn được các doanh nghiệp quan tâm, vì dấu doanh nghiệp luôn là một phần không thể thiếu để khẳng định giá trị pháp lý của các văn bản do doanh nghiệp ban hành. Sau đây là cách sử dụng và đóng dấu trong doanh nghiệp theo quy định pháp luật hiện hành:
28
Th01
KHỞI KIỆN VỀ HÀNH VI ĐÁNH NGƯỜI CÓ TỔ CHỨC
Thưa luật sư! Luật sư có thể tư vấn cho em vụ việc: Em bị một nhóm người chặn đánh, có tổ chức. Trong một đêm nhóm thanh niên đó đánh liên tiếp 7 người qua đường, với vụ việc này em muốn kiện thì phải làm sao ạ?
04
Th04
PHÁP LÝ NHỜ NGƯỜI ĐỨNG TÊN HỘ GIẤY PHÉP KINH DOANH
09
Th06
VISA MỸ THEO DIỆN L1
14
Th03
CON RIÊNG CỦA CHỒNG HOẶC VỢ CÓ ĐƯỢC HƯỞNG THỪA KẾ KHÔNG?
04
Th03
QUY ĐỊNH CẢI TẠO THÙNG XE TẢI
30
Th07
NGƯỜI LAO ĐỘNG CÓ ĐƯỢC PHÉP LÀM VIỆC NHIỀU NƠI?
Hiện nay, xã hội ngày càng phát triển, con người ngày càng năng động, nên 1 người có thể có khả năng đảm nhận làm một lúc 2,3 công ty. Nhưng pháp luật quy định như thế nào và người lao động cần quan tâm những điều gì để tránh những rủi ro không đáng có?
13
Th07
MẪU BÁO CÁO THANH LÝ TÀI SẢN