03:00 - 28/01/2021 1109 lượt xem Câu hỏi thường gặp
MUA BẰNG GIẢ CÓ VI PHẠM PHÁP LUẬT
Câu hỏi: Vào năm 2013, bạn tôi có mua chứng chỉ tin hoc B giả do 1 người ban giới thiệu. Nhưng bạn tôi không sử dụng và cất đến nay thì CA tỉnh có mời làm liệc về việc mua chứng chỉ giả này. Cho tôi hỏi việc mua như vậy có vi phạm pháp luật không và bị xử lý như thế nào.
Trả lời:
Chào bạn, chúng tôi xin phép được tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ theo khoản 1 Điều 267 của Bộ luật hình sự 1999 quy định:
"Điều 267. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức
1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm."
Trong trường hợp nêu trên, bạn của bạn đã có hành vi mua bán bằng giả, tuy nhiên để bị kết vào tội danh theo Điều 247 thì phải có thêm hành vi sử dụng bằng giả đó nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân để phục vụ lợi ích cho chính cá nhân. Do đó, nếu bạn của bạn có thêm hành vi lừa dối thì sẽ chịu trách nhiệm hình sự về tội danh này. Bạn của bạn buộc phải có nghĩa vụ chứng minh với cơ quan công an rằng mình không sử dụng chứng chỉ B tin học giả để lừa dối cơ quan tổ chức hay bất kỳ công dân nào, nhưng việc chứng minh hành vi này thật sự rất khó. Ngoài ra, việc mua bằng giả sẽ phải chịu xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 3 Điều 16 Nghị định 138/2013/NĐ-CP.
Khoản 3, Điều 16 Nghị định 138/2013/NĐ-CP quy định như sau:
" Điều 16. Vi phạm quy định về sử dụng và công khai thông tin cấp văn bằng, chứng chỉ:
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi mua bán, sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả."
Theo chúng tôi, bạn nên khuyên bạn của bạn bình tĩnh, đồng thời có những hành vi khai báo thành khẩn với các cơ quan chức năng để giảm nhẹ tội danh, đồng thời được nhà nước khoan hồng về hành vi mua bằng giả.
Luật sư Đoàn Văn Nên.
TIN XEM NHIỀU
14
Th03
CẬP NHẬT THAY ĐỔI CĂN CƯỚC CÔNG DÂN TRÊN GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ KINH DOANH
28
Th06
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ VIỆC SỬ DỤNG VÀ ĐÓNG DẤU TRONG DOANH NGHIỆP ĐỂ ĐẢM BẢO GIÁ TRỊ PHÁP LÝ CỦA VĂN BẢN
Dấu doanh nghiệp là một nội dung không mới lạ, nhưng luôn được các doanh nghiệp quan tâm, vì dấu doanh nghiệp luôn là một phần không thể thiếu để khẳng định giá trị pháp lý của các văn bản do doanh nghiệp ban hành. Sau đây là cách sử dụng và đóng dấu trong doanh nghiệp theo quy định pháp luật hiện hành:
28
Th01
KHỞI KIỆN VỀ HÀNH VI ĐÁNH NGƯỜI CÓ TỔ CHỨC
Thưa luật sư! Luật sư có thể tư vấn cho em vụ việc: Em bị một nhóm người chặn đánh, có tổ chức. Trong một đêm nhóm thanh niên đó đánh liên tiếp 7 người qua đường, với vụ việc này em muốn kiện thì phải làm sao ạ?
04
Th04
PHÁP LÝ NHỜ NGƯỜI ĐỨNG TÊN HỘ GIẤY PHÉP KINH DOANH
09
Th06
VISA MỸ THEO DIỆN L1
14
Th03
CON RIÊNG CỦA CHỒNG HOẶC VỢ CÓ ĐƯỢC HƯỞNG THỪA KẾ KHÔNG?
13
Th07
MẪU BÁO CÁO THANH LÝ TÀI SẢN
30
Th07
NGƯỜI LAO ĐỘNG CÓ ĐƯỢC PHÉP LÀM VIỆC NHIỀU NƠI?
Hiện nay, xã hội ngày càng phát triển, con người ngày càng năng động, nên 1 người có thể có khả năng đảm nhận làm một lúc 2,3 công ty. Nhưng pháp luật quy định như thế nào và người lao động cần quan tâm những điều gì để tránh những rủi ro không đáng có?
04
Th03
QUY ĐỊNH CẢI TẠO THÙNG XE TẢI