02:58 - 28/01/2021 882 lượt xem Câu hỏi thường gặp

LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN

Câu hỏi: Em đã lừa gạt chiếm đoạt 18 triệu đồng và sau đó em đã thú nhận tại công an xã và đã trả lại 18 triệu đồng cho người ta như vậy khi người ta thưa ra em có bị ở tù hay không?

Trả lời: 

Chào bạn, chúng tôi xin đưa ra lời tư vấn về trường hợp của bạn như sau. 

Theo như lời trình bày của bạn thì bạn đã lừa gạt chiếm đoạt số tiền là 18 triệu đồng, do đó hành vi của bạn đã vi phạm Khoản 1 Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 về " Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản"

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo   không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.

Về nguyên tấc bạn vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, do bạn đã thành thật thú nhận tội lỗi của mình với công an đồng thời trả lại toàn bộ số tiền 18 triệu đồng đã chiếm đoạt của người bị hại nên bạn thuộc trường hợp được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản b, khoản r Điều 51 Bộ luật tố tụng hình sự về \"Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự\", bạn có thể xem xét được hưởng án tù treo tại Điều 65 quy định về án treo như sau:

1. Khi xử phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm và thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định của Luật thi hành án hình sự.

2. Trong thời gian thử thách, Tòa án giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú để giám sát, giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó.

3. Tòa án có thể quyết định áp dụng đối với người được hưởng án treo hình phạt bổ sung nếu trong điều luật áp dụng có quy định hình phạt này.

4. Người được hưởng án treo đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giám sát, giáo dục, Tòa án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách.

5. Trong thời gian thử thách, nếu người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật thi hành án hình sự 02 lần trở lên, thì Tòa án có thể quyết định buộc người đó phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo. Trường hợp thực hiện hành vi phạm tội mới thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật này.

Luật sư Đoàn Văn Nên.

TIN XEM NHIỀU