11:06 - 07/07/2021 917 lượt xem Câu hỏi thường gặp
QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA CHA, MẸ TRỰC TIẾP NUÔI CON ĐỐI VỚI NGƯỜI KHÔNG TRỰC TIẾP NUÔI CON SAU LY HÔN
Câu hỏi: Dạ thưa luật sư . Em và vợ em đã ly hôn . Có 1 con chung 18 tháng tuổi. Vợ em thì được quyền nuôi con, vợ em ở Tuyên Quang còn em ở Hà Nội . Hàng tháng em vẫn trợ cấp đầy đủ tiền thoả thuận cho con em . Nhưng mỗi lần em muốn đón con xuống Hà Nội chơi với ông bà nội nhưng vợ e toàn viện cớ để không cho đón con về . Vợ e vẫn cho thăm con thoải mái . Vậy em hỏi luật sư vợ em làm vậy có đúng không ạ . Em phải làm cách nào để em được quyền đón cháu về chơi với ông bà nội ạ . Em cảm ơn luật sự ạ.
Trả lời:
Chào bạn Công Ty Luật TNHH Nguyễn Đoàn xin được tư vấn như sau:
Theo thông tin bạn cung cấp và theo Luật hôn nhân gia đình 2014 và các văn bản pháp luật quy định về việc muốn đưa con về thăm bà nội nhưng vợ cũ bạn viện cớ không cho bạn đem cháu về thăm ông bà, chúng tôi tư vấn như sau:
Căn cứ vào Điều 83 luật hôn nhân gia đình 2014 quy định cụ thể về “Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn” thì:
- Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.
- Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Do đó:
_ Về việc thăm nuôi con, vợ bạn đã tạo cho bạn được thăm nuôi con và không làm ảnh hưởng đến việc thăm nuôi của bạn, vợ bạn thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.
_ Về việc bạn muốn đưa con về thăm ông bà nội. Do con bạn được giao cho vợ bạn trực tiếp trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, vì vậy, khi bạn muốn đưa con về nhà ông bà nội chơi cần phải có sự đồng ý của người vợ bạn, trên tinh thần tôn trọng quyền được nuôi con của cô ấy.
_ Thêm phần nữa do quảng đường từ nhà bạn đến nhà vợ bạn vị trí địa lý khá xa, trong thời điểm này, dịch covid 19 đang nguy hiểm, cộng thêm cháu bé mới 18 tháng tuổi, việc di chuyển quãng đường từ Tuyên Quang đến Hà Nội là khá xa, vợ bạn lo lắng khi cháu bé không có mẹ bên cận, nên vợ bạn lo lắng cho con bạn và muốn con trong điều kiện tốt nhất. Bạn nên đợi thêm một thời gian cháu lớn thêm và dịch Covid 19 dập tắt, bạn chọn thời điểm phù hợp để thỏa thuận được về việc đưa cháu về thăm ông bà.
_ Trên đây là một số ý kiến của chúng tôi trên cơ sở quy định pháp luật hiện hành có liên quan và trên cơ sở kinh nghiệm của chúng tôi về vấn đề bạn yêu cầu có ý kiến. Nếu có điều gì chưa rõ bạn có thể liên hệ Luật sư Đoàn Văn Nên, điện thoại: 0903328166 để được tư vấn thêm.
Trân trọng./.
TIN XEM NHIỀU
14
Th03
CẬP NHẬT THAY ĐỔI CĂN CƯỚC CÔNG DÂN TRÊN GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ KINH DOANH
28
Th06
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ VIỆC SỬ DỤNG VÀ ĐÓNG DẤU TRONG DOANH NGHIỆP ĐỂ ĐẢM BẢO GIÁ TRỊ PHÁP LÝ CỦA VĂN BẢN
Dấu doanh nghiệp là một nội dung không mới lạ, nhưng luôn được các doanh nghiệp quan tâm, vì dấu doanh nghiệp luôn là một phần không thể thiếu để khẳng định giá trị pháp lý của các văn bản do doanh nghiệp ban hành. Sau đây là cách sử dụng và đóng dấu trong doanh nghiệp theo quy định pháp luật hiện hành:
28
Th01
KHỞI KIỆN VỀ HÀNH VI ĐÁNH NGƯỜI CÓ TỔ CHỨC
Thưa luật sư! Luật sư có thể tư vấn cho em vụ việc: Em bị một nhóm người chặn đánh, có tổ chức. Trong một đêm nhóm thanh niên đó đánh liên tiếp 7 người qua đường, với vụ việc này em muốn kiện thì phải làm sao ạ?
04
Th04
PHÁP LÝ NHỜ NGƯỜI ĐỨNG TÊN HỘ GIẤY PHÉP KINH DOANH
09
Th06
VISA MỸ THEO DIỆN L1
14
Th03
CON RIÊNG CỦA CHỒNG HOẶC VỢ CÓ ĐƯỢC HƯỞNG THỪA KẾ KHÔNG?
04
Th03
QUY ĐỊNH CẢI TẠO THÙNG XE TẢI
30
Th07
NGƯỜI LAO ĐỘNG CÓ ĐƯỢC PHÉP LÀM VIỆC NHIỀU NƠI?
Hiện nay, xã hội ngày càng phát triển, con người ngày càng năng động, nên 1 người có thể có khả năng đảm nhận làm một lúc 2,3 công ty. Nhưng pháp luật quy định như thế nào và người lao động cần quan tâm những điều gì để tránh những rủi ro không đáng có?
13
Th07
MẪU BÁO CÁO THANH LÝ TÀI SẢN