05:10 - 12/01/2022 799 lượt xem Câu hỏi thường gặp
QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU CHUYỂN ĐỊA ĐIỂM LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG?
Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 21 Bộ luật lao động 2019 thì địa điểm làm việc là một trong những quy định bắt buộc phải ghi vào nội dung của Hợp đồng lao động. Và tại Điều 28 Bộ luật lao động 2019 cũng có quy định như sau:
Điều 28. Thực hiện công việc theo hợp đồng lao động
Công việc theo hợp đồng lao động phải do người lao động đã giao kết hợp đồng thực hiện. Địa điểm làm việc được thực hiện theo hợp đồng lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.
Như vậy, khi giao kết hợp đồng lao động, người lao động phải làm việc đúng địa điểm được ghi trong hợp đồng với người lao động. Người sử dụng lao động có thể thỏa thuận với người lao động để điều chuyển địa điểm làm việc và phải được người lao động chấp nhận. Tuy nhiên, chỉ trong một số trường hợp thì người sử dụng lao động có thể điều chuyển người lao động làm việc tại địa điểm khác so với nội dung trong hợp đồng lao động được quỵ tại Điều 29 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
- Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm
- Khi áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp,
- Khi có sự cố điện, nước
- Do nhu cầu sản xuất, kinh doanh
Đối với các trường hợp nêu ở trên thì người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm. Trường hợp chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm thì chỉ được thực hiện khi người lao động đồng ý bằng văn bản.
Người sử dụng lao động quy định cụ thể trong nội quy lao động những trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh mà người sử dụng lao động được tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động.
Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 29 Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khỏe, giới tính của người lao động.
Như vậy, trừ các trường hợp nêu trên, người sử dụng lao động muốn điều chuyển người lao động đi làm việc khác với thỏa thuận trong hợp đồng lao động thì phải có sự đồng ý của người lao động. Khi đã khắc phục xong các khó khăn quy định tại Điều 29 thì người lao động trở lại làm việc theo địa điểm như cũ.
Nếu người sử dụng lao động ép buộc người lao động, tự ý chuyển đổi địa điểm làm việc mà không có sự thỏa thuận hoặc điều chuyển không thuộc các trường hợp đã được pháp luật cho phép thì coi như làm trái quy định pháp luật và người lao động có quyền không chấp nhận việc này.
Tại điểm a Khoản 2 Điều 10 Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định về vi phạm quy định về thực hiện hợp đồng lao động như sau:
Điều 10. Vi phạm quy định về thực hiện hợp đồng lao động
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
- a) Bố trí người lao động làm việc ở địa điểm khác với địa điểm làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại Điều 31 của Bộ luật Lao động;
Như vậy, nếu công ty điều chuyển địa điểm làm việc trái pháp luật yêu cầu người lao động làm việc không đúng địa điểm trong hợp đồng lao động thì có thể bị xử phạt từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng.
CVPL: Ngọc Liên
TIN XEM NHIỀU
14
Th03
CẬP NHẬT THAY ĐỔI CĂN CƯỚC CÔNG DÂN TRÊN GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ KINH DOANH
28
Th06
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ VIỆC SỬ DỤNG VÀ ĐÓNG DẤU TRONG DOANH NGHIỆP ĐỂ ĐẢM BẢO GIÁ TRỊ PHÁP LÝ CỦA VĂN BẢN
Dấu doanh nghiệp là một nội dung không mới lạ, nhưng luôn được các doanh nghiệp quan tâm, vì dấu doanh nghiệp luôn là một phần không thể thiếu để khẳng định giá trị pháp lý của các văn bản do doanh nghiệp ban hành. Sau đây là cách sử dụng và đóng dấu trong doanh nghiệp theo quy định pháp luật hiện hành:
28
Th01
KHỞI KIỆN VỀ HÀNH VI ĐÁNH NGƯỜI CÓ TỔ CHỨC
Thưa luật sư! Luật sư có thể tư vấn cho em vụ việc: Em bị một nhóm người chặn đánh, có tổ chức. Trong một đêm nhóm thanh niên đó đánh liên tiếp 7 người qua đường, với vụ việc này em muốn kiện thì phải làm sao ạ?
04
Th04
PHÁP LÝ NHỜ NGƯỜI ĐỨNG TÊN HỘ GIẤY PHÉP KINH DOANH
09
Th06
VISA MỸ THEO DIỆN L1
14
Th03
CON RIÊNG CỦA CHỒNG HOẶC VỢ CÓ ĐƯỢC HƯỞNG THỪA KẾ KHÔNG?
04
Th03
QUY ĐỊNH CẢI TẠO THÙNG XE TẢI
30
Th07
NGƯỜI LAO ĐỘNG CÓ ĐƯỢC PHÉP LÀM VIỆC NHIỀU NƠI?
Hiện nay, xã hội ngày càng phát triển, con người ngày càng năng động, nên 1 người có thể có khả năng đảm nhận làm một lúc 2,3 công ty. Nhưng pháp luật quy định như thế nào và người lao động cần quan tâm những điều gì để tránh những rủi ro không đáng có?
13
Th07
MẪU BÁO CÁO THANH LÝ TÀI SẢN