05:30 - 23/07/2021 668 lượt xem Câu hỏi thường gặp
LÀM LÂY LAN DỊCH BỆNH TRUYỀN NHIỄM CHO NGƯỜI KHÁC THÌ BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?
Câu hỏi:
Thưa luật sư hiện nay có nhiều người cố tình khai báo dịch tễ không trung thực, không kịp thời, khai báo gian dối ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch Covid-19 và những trường hợp F0, F1 cách ly y tế tại nhà nhưng không tuân thủ quy định về cách ly dẫn đến khả năng làm lây truyền dịch bệnh cho người khác. Đối với những hành vi nêu trên thì bị xử lý như thề nào thưa luật sư?
Luật sư trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật Nguyễn Đoàn.
Trên cơ sở câu hỏi của bạn, chúng tôi căn cứ vào quy định Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012; Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 và các văn bản pháp luật có liên quan, chúng tôi xin phép được trả lời câu hỏi bạn như sau:
Vào ngày 01 tháng 4 năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã công bố dịch Covid -19 là bệnh truyền nhiễm nhóm A theo Quyết định số 447/QĐ-TTg. Đối với những hành vi khai báo dịch tễ không trung thực, không kịp thời, khai báo gian dối ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch Covid-19 thì Căn cứ theo Khoản 3 Điều 7 Nghị định 117/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 9 năm 2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
“Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:
a) Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hiện trạng bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A của bản thân hoặc của người khác mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;
b) Cố ý khai báo, thông tin sai sự thật về bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;
c) Cố ý làm lây lan tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.”
Đối với các gia đình có ca F0, F1 thực hiện cách ly y tế tại nhà theo hướng dẫn của ngành y tế, tuyệt đối không ra khỏi nhà (trừ trường hợp cấp cứu y tế). Những trường hợp F0, F1 cách ly y tế tại nhà nhưng không tuân thủ quy định về cách ly, đi lại lung tung, tiếp xúc nhiều người dẫn đến khả năng làm lây truyền dịch bệnh cho người khác thì căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 11 Nghị định 117/2020/NĐ-CP, phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng quyết định cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A. Bên cạnh đó, trường hợp F0, F1 thực hiện cách ly y tế tại nhà nhưng không tuân thủ quy định về cách ly thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Căn cứ theo Điểm 1.1; 1.2 Công văn 45/TANDTC-PC ngày 30/3/2020 của Hội đồng thẩm phán TANDTC về xét xử tội phạm liên quan đến phòng, chống covid-19.
“Người đã được thông báo mắc bệnh; người nghi ngờ mắc bệnh hoặc trở về từ vùng có dịch bệnh Covid-19 đã được thông báo cách ly thực hiện một trong các hành vi sau đây gây lây truyền dịch bệnh Covid-19 cho người khác thì bị coi là trường hợp thực hiện “hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người” quy định tại điểm c khoản 1 Điều 240 và bị xử lý về “Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm cho người”:
a) Trốn khỏi nơi cách ly;
b) Không tuân thủ quy định về cách ly;
c) Từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly, cưỡng chế cách ly;
d) Không khai báo y tế, khai báo không đầy đủ hoặc khai báo gian dối.”
Đối với người chưa bị xác định mắc bệnh Covid-19 nhưng sống trong khu vực đã có quyết định cách ly, quyết định phong tỏa thực hiện một trong các hành vi: Trốn khỏi khu vực bị cách ly, khu vực bị phong tỏa; Không tuân thủ quy định cách ly; Từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly, cưỡng chế cách ly; Không khai báo y tế, khai báo không đầy đủ hoặc khai báo gian dối gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng, chống dịch bệnh thì bị xử lý về “Tội vi phạm quy định về an toàn ở nơi đông người” theo quy định tại Điều 295 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.
Trên đây là một số ý kiến của chúng tôi trên cơ sở quy định pháp luật hiện hành có liên quan và trên cơ sở kinh nghiệm của chúng tôi về vấn đề bạn yêu cầu có ý kiến.
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua điện thoại số: 0903328166 để được giải đáp.
Trân trọng./.
Luật sư - Nguyễn Ngọc
TIN XEM NHIỀU
14
Th03
CẬP NHẬT THAY ĐỔI CĂN CƯỚC CÔNG DÂN TRÊN GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ KINH DOANH
28
Th06
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ VIỆC SỬ DỤNG VÀ ĐÓNG DẤU TRONG DOANH NGHIỆP ĐỂ ĐẢM BẢO GIÁ TRỊ PHÁP LÝ CỦA VĂN BẢN
Dấu doanh nghiệp là một nội dung không mới lạ, nhưng luôn được các doanh nghiệp quan tâm, vì dấu doanh nghiệp luôn là một phần không thể thiếu để khẳng định giá trị pháp lý của các văn bản do doanh nghiệp ban hành. Sau đây là cách sử dụng và đóng dấu trong doanh nghiệp theo quy định pháp luật hiện hành:
28
Th01
KHỞI KIỆN VỀ HÀNH VI ĐÁNH NGƯỜI CÓ TỔ CHỨC
Thưa luật sư! Luật sư có thể tư vấn cho em vụ việc: Em bị một nhóm người chặn đánh, có tổ chức. Trong một đêm nhóm thanh niên đó đánh liên tiếp 7 người qua đường, với vụ việc này em muốn kiện thì phải làm sao ạ?
04
Th04
PHÁP LÝ NHỜ NGƯỜI ĐỨNG TÊN HỘ GIẤY PHÉP KINH DOANH
09
Th06
VISA MỸ THEO DIỆN L1
14
Th03
CON RIÊNG CỦA CHỒNG HOẶC VỢ CÓ ĐƯỢC HƯỞNG THỪA KẾ KHÔNG?
04
Th03
QUY ĐỊNH CẢI TẠO THÙNG XE TẢI
30
Th07
NGƯỜI LAO ĐỘNG CÓ ĐƯỢC PHÉP LÀM VIỆC NHIỀU NƠI?
Hiện nay, xã hội ngày càng phát triển, con người ngày càng năng động, nên 1 người có thể có khả năng đảm nhận làm một lúc 2,3 công ty. Nhưng pháp luật quy định như thế nào và người lao động cần quan tâm những điều gì để tránh những rủi ro không đáng có?
13
Th07
MẪU BÁO CÁO THANH LÝ TÀI SẢN