02:58 - 09/07/2021 1005 lượt xem Câu hỏi thường gặp
ĐỊNH HƯỚNG XỬ LÝ KHI NHÃN HIỆU ĐƯỢC BẢO HỘ BỊ LÀM GIẢ
TẢI VỀ: MẪU TỜ KHAI GIÁM ĐỊNH SỞ HỮU TRÍ TUỆ
ĐỊNH HƯỚNG XỬ LÝ KHI NHÃN HIỆU ĐƯỢC BẢO HỘ BỊ LÀM GIẢ
Theo khoản 1 Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, những hành vi sử dụng nhãn hiệu mà không được sự cho phép của chủ sở hữu được coi là sử dụng trái phép nhãn hiệu, bao gồm:
- Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;
- Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ...
Khi phát hiện các cá nhân, tổ chức khác thực hiện một trong các hành vi trên, chủ sở hữu nhãn hiệu cần thực hiện các công việc sau:
- Thực hiện giám định sở hữu trí tuệ
Giám định về sở hữu trí tuệ là việc tổ chức, cá nhân có thẩm quyền sử dụng kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn để đánh giá, kết luận về những vấn đề có liên quan đến vụ việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (theo khoản 1 Điều 201 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung 2009).
* Mục đích giám định
Giám định sở hữu trí tuệ không phải là thủ tục bắt buộc, nhưng kết luận giám định lại là tài liệu quan trọng trong quá trình xử lý vi phạm và được coi là nguồn chứng cứ để các cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc. Mục đích của việc giám định là xác định xem có hay không hành vi vi phạm việc sử dụng nhãn hiệu trái phép.
* Người có quyền giám định
Căn cứ khoản 3 Điều 201 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung 2009, chủ sở hữu nhãn hiệu và các cá nhân khác có liên quan có quyền yêu cầu giám định về sở hữu trí tuệ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
* Nội dung giám định
Theo khoản 1 Điều 39 Nghị định 119/2010/NĐ-CP, nội dung giám định sở hữu trí tuệ bao gồm:
“1. Giám định về sở hữu trí tuệ bao gồm các nội dung sau đây:
- a) Xác định phạm vi bảo hộ của đối tượng quyền sở hữu trí tuệ theo quy định tại Điều 6 của Nghị định này;
- b) Xác định đối tượng được xem xét có đáp ứng các điều kiện để bị coi là yếu tố xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hay không theo quy định tại khoản 2 Điều 5 và các điều từ Điều 7 đến Điều 14 của Nghị định này;
- c) Xác định có hay không sự trùng, tương đương, tương tự, gây nhầm lẫn, khó phân biệt hoặc sao chép giữa đối tượng được xem xét với đối tượng được bảo hộ;
- d) Xác định giá trị quyền sở hữu trí tuệ, xác định giá trị thiệt hại.”
(Giám định sở hữu trí tuệ là bước nên làm trước khi tiến hành các biện pháp xử lý vi phạm)
2. Gửi thông báo đến cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm
Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sau khi đã phát hiện hành vi sử dụng nhãn hiệu trái phép hoặc đã có kết luận giám định sở hữu trí tuệ, tổ chức, chủ sở hữu nhãn hiệu có thể gửi thông báo yêu cầu chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại đến tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm.
Việc thông báo này được thể hiện bằng văn bản. Trong văn bản phải có các thông tin như: Chỉ dẫn về căn cứ phát sinh, Văn bằng bảo hộ, phạm vi, thời hạn bảo hộ và phải ấn định một thời hạn hợp lý để người xâm phạm chấm dứt hành vi xâm phạm (theo khoản 3 Điều 21 Nghị định 105/2006/NĐ-CP)
Trường hợp gửi thông báo đến tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm nhưng họ vẫn không chấm dứt hành vi vi phạm thì có thể thực hiện các bước tiếp sau:
3. Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm
Chủ sở hữu của nhãn hiệu có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (theo điểm c khoản 1 Điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ 2005).
* Thẩm quyền giải quyết
Theo khoản 1 Điều 200 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và Nghị định 99/2013/NĐ-CP, cơ quan có thẩm quyền và hình thức xử lý như sau:
- Khởi kiện tại Toà án nhân dân
- Xử phạt vi phạm hành chính
Tuỳ vào tính chất và mức độ vi phạm, thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính gồm các cơ quan, người có thẩm quyền xử lý như sau:
- Cơ quan thanh tra Khoa học và Công nghệ có thẩm quyền xử phạt các hành vi vi phạm quy định tại Chương II của Nghị định 99/2013/NĐ – CP trong đó có quy định về hành xi xâm phạm của bên kia tùy theo mức độ vi phạm.
- Cơ quan quản lý thị trường có thẩm quyền xử phạt hành vi của bên kia nếu hành vi vi phạm tại thị trường trong nước quy định tại Điều 12 và Điều 13 của Nghị định 99/2003 trong hoạt động sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ hàng hóa vi phạm tại thị trường trong nước; hành vi vi phạm quy định tại các Điều 9, 11 của Nghị định này trong hoạt động buôn bán, vận chuyển hàng hóa tại thị trường trong nước. Trong trường hợp xử lý hành vi vi phạm mà xác định được cơ sở sản xuất loại hàng hóa đó thì Quản lý thị trường có thẩm quyền tiếp tục xử lý hành vi vi phạm tại cơ sở sản xuất.
- Cơ quan hải quan có thẩm quyền xử phạt hành vi xâm phạm của bên kia nếu hành vi được thực hiện trong hoạt động quá cảnh, nhập khẩu hàng hóa, quy định tại các Điều 9, 11, 12, 13 của Nghị định này liên quan đến hành vi của bên kia sẽ tùy theo mức độ vi phạm.
- Cơ quan công an có thẩm quyền phát hiện, xác minh, thu thập thông tin, chứng cứ các hành vi xâm phạm quyền về sở hữu công nghiệp và cung cấp cho các cơ quan xử lý vi phạm nêu trên; có thẩm quyền xử phạt hành vi vi phạm của bên kia quy định tại các Điều 9, 12 và 13 của Nghị định 99/2013.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có thẩm quyền xử phạt hành vi vi phạm trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp của bên kia nếu xảy ra tại địa phương theo nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 38 và Điều 52 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
Nghị định số 105/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật và Nghị định số: 99/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính về SHCN đã có hiệu lực thi hành. Theo đó, hành vi xâm phạm quyền SHCN chỉ bị xử phạt hành chính khi tổ chức, cá nhân có hành vi đó không chấm dứt trong thời hạn hợp lý, mặc dù chủ sở hữu quyền đã cảnh báo, yêu cầu (khoản 2 Điều 211 Luật SHTT)
* Hồ sơ yêu cầu xử lý
Căn cứ Điều 21, 22, 23, 24, 25 Nghị định 105/2006/NĐ-CP, hồ sơ bao gồm:
- Đơn yêu cầu xử lý xâm phạm
Đơn yêu cầu xử lý xâm phạm phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
- Ngày, tháng, năm làm đơn yêu cầu;
- Tên, địa chỉ của người yêu cầu xử lý xâm phạm; họ tên người đại diện, nếu yêu cầu được thực hiện thông qua người đại diện;
- Tên cơ quan nhận đơn yêu cầu;
...
- Chứng cứ chứng minh chủ thể quyền
Chứng cứ chứng minh chủ thể quyền bao gồm một trong các giấy tờ sau:
- Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu nộp kèm theo bản chính để đối chiếu, trừ trường hợp bản sao đã được chứng thực theo quy định;
- Bản trích lục Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp do cơ quan có thẩm quyền đăng ký các đối tượng đó cấp.
Lưu ý:
- Trong trường hợp người yêu cầu xử lý xâm phạm là người được chuyển nhượng/chuyển quyền sử dụng/thừa kế nhãn hiệu thì phải xuất trình bản gốc hoặc bản sao hợp pháp hợp đồng chuyển nhượng/chuyển quyền sử dụng/văn bản thừa kế nhãn hiệu.
- Trong trường hợp việc chuyển giao đã được ghi nhận trong Văn bằng bảo hộ hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển nhượng/chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu thì các tài liệu trên cũng được coi là chứng cứ chứng minh tư cách chủ thể quyền.
- Chứng cứ chứng minh xâm phạm
- Bản gốc hoặc bản sao hợp pháp tài liệu mô tả, vật mẫu, hiện vật có liên quan thể hiện đối tượng được bảo hộ;
- Vật mẫu, hiện vật có liên quan, ảnh chụp, bản ghi hình sản phẩm bị xem xét;
- Bản giải trình, so sánh giữa sản phẩm bị xem xét với đối tượng được bảo hộ;
- Biên bản, lời khai, tài liệu khác nhằm chứng minh xâm phạm.
- Văn bản kết luận giám định sở hữu trí tuệ (nếu có).
Lưu ý: Những tài liệu, hiện vật này phải lập thành danh mục, có chữ ký xác nhận của người yêu cầu xử lý xâm phạm.
- Văn bản uỷ quyền (nếu có)
Trong trường hợp yêu cầu xử lý xâm phạm được thực hiện thông qua người đại diện theo uỷ quyền thì phải kèm theo giấy ủy quyền hoặc hợp đồng uỷ quyền có công chứng hoặc chứng thực; nếu thông qua người đại diện theo pháp luật thì phải kèm theo giấy tờ chứng minh tư cách của người đại diện theo pháp luật.
4. Khởi kiện hành vi vi phạm ra Toà án hoặc Trọng tài
Chủ sở hữu nhãn hiệu có thể gửi đơn khởi kiện ra Toà án về hành vi sử dụng nhãn hiệu trái phép của tổ chức, cá nhân khác (theo khoản 4 Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015) hoặc khởi kiện ra Trọng tài thương mại (nếu các bên tranh chấp có thoả thuận bằng văn bản).
Căn cứ Điều 206 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, khi khởi kiện hoặc sau khi khởi kiện, chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền yêu cầu Toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong các trường hợp sau:
- Đang có nguy cơ xảy ra thiệt hại không thể khắc phục được cho chủ thể quyền sở hữu trí tuệ;
- Hàng hoá bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc chứng cứ liên quan đến hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có nguy cơ bị tẩu tán hoặc bị tiêu huỷ nếu không được bảo vệ kịp thời.
Các biện pháp khẩn cấp tạm thời được áp dụng đối với hàng hoá bị nghi ngờ xâm phạm nhãn hiệu bao gồm:
- Thu giữ;
- Kê biên;
- Niêm phong; cấm thay đổi hiện trạng; cấm di chuyển;
- Cấm chuyển dịch quyền sở hữu.
Tóm lại, việc nhãn hiệu bị sử dụng trái phép điều là không thể tránh khỏi. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, chủ sở hữu nhãn hiệu phải thực hiện kịp thời các biện pháp trên.
LƯU Ý:
Căn cứ vào giá trị của hàng hóa giả mạo, bên vi phạm đã sản xuất số lượng thực tế bao nhiêu, hay làm thiệt hại về vật chất cho chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng ở mức độ nào và lô hàng này đã được xuất ra biên giới hay chưa, có yêu cầu của chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng không, hành vi có đủ yếu tố cấu thành tội phạm chưa… nên theo các quy định chung thì thẩm quyền xử lí hành vi và tùy theo tính chất, mức độ hành vi xâm phạm thì yêu cầu Tòa án giải quyết như sau:
Thứ nhất: Thẩm quyền của cơ quan Tòa án
– Nếu như có yêu cầu của chủ sở hữu bị thiệt hại do hành vi xâm phạm của bên kia gây ra, kể cả khi hành vi này đã hoặc đang được xử lý bằng biện pháp hành chính hoặc biện pháp hình sự (tòa dân sự).
Thứ hai: thẩm quyền của cơ quan công an
– Nếu hành vi của bên kia có yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự. Tòa hình sự sẽ xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự hàng hoá giả mạo sở hữu công nghiệp có dấu hiệu tội phạm (Điều 200, khoản 2 Luật SHTT 2005) (tòa hình sự).
Căn cứ mục 2 Thông tư Liên tịch của Tòa án Nhân dân Tối cao – Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao – Bộ Công an – Bộ Tư pháp Số: 01/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 29.2.2008 thì đối với hành vi sản xuất hàng hóa giả mạo nhãn hiệu sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với các mức độ đánh giá hành vi nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng.
CVPL: Ngọc Liên
TIN XEM NHIỀU
14
Th03
CẬP NHẬT THAY ĐỔI CĂN CƯỚC CÔNG DÂN TRÊN GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ KINH DOANH
28
Th06
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ VIỆC SỬ DỤNG VÀ ĐÓNG DẤU TRONG DOANH NGHIỆP ĐỂ ĐẢM BẢO GIÁ TRỊ PHÁP LÝ CỦA VĂN BẢN
Dấu doanh nghiệp là một nội dung không mới lạ, nhưng luôn được các doanh nghiệp quan tâm, vì dấu doanh nghiệp luôn là một phần không thể thiếu để khẳng định giá trị pháp lý của các văn bản do doanh nghiệp ban hành. Sau đây là cách sử dụng và đóng dấu trong doanh nghiệp theo quy định pháp luật hiện hành:
28
Th01
KHỞI KIỆN VỀ HÀNH VI ĐÁNH NGƯỜI CÓ TỔ CHỨC
Thưa luật sư! Luật sư có thể tư vấn cho em vụ việc: Em bị một nhóm người chặn đánh, có tổ chức. Trong một đêm nhóm thanh niên đó đánh liên tiếp 7 người qua đường, với vụ việc này em muốn kiện thì phải làm sao ạ?
04
Th04
PHÁP LÝ NHỜ NGƯỜI ĐỨNG TÊN HỘ GIẤY PHÉP KINH DOANH
09
Th06
VISA MỸ THEO DIỆN L1
14
Th03
CON RIÊNG CỦA CHỒNG HOẶC VỢ CÓ ĐƯỢC HƯỞNG THỪA KẾ KHÔNG?
04
Th03
QUY ĐỊNH CẢI TẠO THÙNG XE TẢI
30
Th07
NGƯỜI LAO ĐỘNG CÓ ĐƯỢC PHÉP LÀM VIỆC NHIỀU NƠI?
Hiện nay, xã hội ngày càng phát triển, con người ngày càng năng động, nên 1 người có thể có khả năng đảm nhận làm một lúc 2,3 công ty. Nhưng pháp luật quy định như thế nào và người lao động cần quan tâm những điều gì để tránh những rủi ro không đáng có?
13
Th07
MẪU BÁO CÁO THANH LÝ TÀI SẢN