11:53 - 09/08/2021 3045 lượt xem Câu hỏi thường gặp
CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ KHÔNG THAM GIA, CÓ ĐƯỢC TIẾN HÀNH XỬ LÝ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG?
Câu hỏi:
Tôi nhận được quyết định xử lý vi phạm kỷ luật vì vi phạm nội quy công ty. Trong cuộc họp xử lý vi phạm, tôi không thấy có sự tham gia của tổ chức công đoàn cơ sở đại diện cho người lao động. Tôi có tìm hiểu tại bộ luật lao động 2019 có quy định theo quy trình xử lý kỷ luật lao động bắt buộc phải có sự tham gia của tổ chức công đoàn thì mới hợp lệ. Vậy quyết định xử lý vi phạm kỷ luật lao động của tôi có hợp lệ hay không?
Trả lời:
Theo khoản 1 Điều 122 Bộ luật lao động năm 2019 quy định, khi xử lý kỷ luật lao động bắt buộc phải đáp ứng các nội dung sau:
a) Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;
b) Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xử lý kỷ luật là thành viên;
c) Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc tổ chức đại diện người lao động bào chữa; trường hợp là người chưa đủ 15 tuổi thì phải có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật;
d) Việc xử lý kỷ luật lao động phải được ghi thành biên bản.
Cũng theo khoản 3, Điều 3 Bộ luật lao động 2019 quy định: Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở là tổ chức được thành lập trên cơ sở tự nguyện của người lao động tại một đơn vị sử dụng lao động nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động thông qua thương lượng tập thể hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật về lao động. Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở bao gồm công đoàn cơ sở và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp.
Như vậy, đúng là theo Bộ luật lao động 2019, bắt buộc phải có sự tham gia của tổ chức đại diện người lao động đang bị xử lý kỷ luật là thành viên. Tuy nhiên, chính phủ đã có hướng dẫn chi tiết hơn về điều này, quy định cụ thể tại điểm b, c khoản 2 Điều 70 Nghị định 145/2020/NĐ-CP như sau:
b) Khi nhận được thông báo của người sử dụng lao động, các thành phần phải tham dự họp quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 122 của Bộ luật Lao động phải xác nhận tham dự cuộc họp với người sử dụng lao động. Trường hợp một trong các thành phần phải tham dự không thể tham dự họp theo thời gian, địa điểm đã thông báo thì người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận việc thay đổi thời gian, địa điểm họp; trường hợp hai bên không thỏa thuận được thì người sử dụng lao động quyết định thời gian, địa điểm họp;
c) Người sử dụng lao động tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động theo thời gian, địa điểm đã thông báo quy định tại điểm a, điểm b khoản này. Trường hợp một trong các thành phần phải tham dự họp quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 122 của Bộ luật Lao động không xác nhận tham dự cuộc họp hoặc vắng mặt thì người sử dụng lao động vẫn tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động.
Trường hợp thứ nhất: nếu tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở của bạn đã được thông báo cụ thể về cuộc họp xử lý kỷ luật mà vẫn không xác nhận tham dự hoặc vắng mặt thì cuộc họp xử lý kỷ luật lao động nêu trên vẫn được diễn ra. Đồng thời, quyết định xử lý kỷ luật lao động đối với bạn là hợp lệ, không trái với quy định của pháp luật.
Trường hợp thứ hai: công ty tự ý xử lý kỷ luật lao động mà không gửi văn bản thông báo đến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở của bạn. Lúc này, công ty đã vi phạm trình tự, thủ tục về xử lý vi phạm kỷ luật được quy định tại Bộ luật lao động 2019 ban hành. Chính vì vậy, quyết định xử lý kỷ luật lao động đối với bạn là không hợp lệ và trái với quy định của pháp luật. Vậy để bảo vệ được tối đa các quyền và lợi ích hợp pháp của mình, người lao động có quyền khiếu nại với người sử dụng lao động để họ tự xem xét, hủy bỏ quyết định này, khiếu nại với cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo trình tự do pháp luật quy định nếu cảm thấy quyết định xử lý kỷ luật không thỏa đáng.
Ngoài ra, người sử dụng lao động còn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 18 Nghị định 28/2020/NĐ-CP nếu xử lý kỷ luật lao động không đúng trình tự, thủ tục, thời hiệu theo quy định của pháp luật.
Chuyên viên - Đào Thị Ngọc Liên
TIN XEM NHIỀU
14
Th03
CẬP NHẬT THAY ĐỔI CĂN CƯỚC CÔNG DÂN TRÊN GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ KINH DOANH
28
Th06
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ VIỆC SỬ DỤNG VÀ ĐÓNG DẤU TRONG DOANH NGHIỆP ĐỂ ĐẢM BẢO GIÁ TRỊ PHÁP LÝ CỦA VĂN BẢN
Dấu doanh nghiệp là một nội dung không mới lạ, nhưng luôn được các doanh nghiệp quan tâm, vì dấu doanh nghiệp luôn là một phần không thể thiếu để khẳng định giá trị pháp lý của các văn bản do doanh nghiệp ban hành. Sau đây là cách sử dụng và đóng dấu trong doanh nghiệp theo quy định pháp luật hiện hành:
28
Th01
KHỞI KIỆN VỀ HÀNH VI ĐÁNH NGƯỜI CÓ TỔ CHỨC
Thưa luật sư! Luật sư có thể tư vấn cho em vụ việc: Em bị một nhóm người chặn đánh, có tổ chức. Trong một đêm nhóm thanh niên đó đánh liên tiếp 7 người qua đường, với vụ việc này em muốn kiện thì phải làm sao ạ?
04
Th04
PHÁP LÝ NHỜ NGƯỜI ĐỨNG TÊN HỘ GIẤY PHÉP KINH DOANH
09
Th06
VISA MỸ THEO DIỆN L1
14
Th03
CON RIÊNG CỦA CHỒNG HOẶC VỢ CÓ ĐƯỢC HƯỞNG THỪA KẾ KHÔNG?
04
Th03
QUY ĐỊNH CẢI TẠO THÙNG XE TẢI
30
Th07
NGƯỜI LAO ĐỘNG CÓ ĐƯỢC PHÉP LÀM VIỆC NHIỀU NƠI?
Hiện nay, xã hội ngày càng phát triển, con người ngày càng năng động, nên 1 người có thể có khả năng đảm nhận làm một lúc 2,3 công ty. Nhưng pháp luật quy định như thế nào và người lao động cần quan tâm những điều gì để tránh những rủi ro không đáng có?
13
Th07
MẪU BÁO CÁO THANH LÝ TÀI SẢN