02:27 - 15/03/2021 752 lượt xem Hôn nhân gia đình và hộ tịch
KHÔNG ĐĂNG KÝ KẾT HÔN KHI CHIA TAY CON CHUNG CÓ ĐƯỢC CẤP DƯỠNG
Câu hỏi:
Tôi và anh M sống chung với nhau từ tháng 8/2011 mà không đăng ký kết hôn. Đến tháng 10/2012 thì chúng tôi sinh được một người con gái. Cuộc sống của hai vợ chồng tôi rất vui vẻ, hạnh phúc cho đến đầu năm 2019 thì phát sinh mâu thuẫn. Đến nay thì cả hai đều không muốn chung sống với nhau nữa, tôi nhận quyền nuôi con. Tôi được biết chồng tôi có con với một người phụ nữ khác bên ngoài, hiện hai người họ chung sống với nhau và đã đăng ký kết hôn.
Giờ tôi thắc mắc muốn hỏi tôi và chồng không đăng ký kết hôn, tôi nhận quyền nuôi con vậy chồng tôi có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chung không?
Tôi rất mong luật sư có thể giúp tôi giải đáp những thắc mắc này, tôi xin cảm ơn.
Luật sư trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật Nguyễn Đoàn, với nội dung câu hỏi của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:
Hiện nay, theo quy định pháp luật hiện hành việc không đăng ký kết hôn, con chung vẫn được cấp dưỡng. Vì mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái là mối quan hệ thiêng liêng và được pháp luật bảo vệ. Khi đó, cha mẹ có quyền yêu thương, chăm lo cho việc học tập, giáo dục, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo về quyền, lợi ích của con.
Do đó, dù có chia tay, không sống chung với nhau thì cha mẹ vẫn có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con. Lúc này, hai người có thể thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con và người phải cấp dưỡng cho con.
Căn cứ theo quy định tại khoản 24, điều 3 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau: “Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật này”.
Như vậy, cha, mẹ trong trường hợp chung sống với nhau như vợ chồng mà không có đăng ký kết hôn vẫn phải chịu trách nhiệm, nghĩa vụ đối với con cái theo Luật Hôn nhân và Gia đình do quan hệ huyết thống tạo nên. Tại Điều 110 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con: “Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con”. Do vậy, con của bạn sẽ được cấp dưỡng đến khi thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình.
Theo pháp luật hiện hành thì mức cấp dưỡng căn cứ tại Điều 116 của Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định như sau:
- Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
- Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Về mức cấp dưỡng là do hai bên thỏa thuận trường hợp không thỏa thuận được bạn có thể yêu cầu Tòa án giải quyết. Các quy định pháp luật hiện nay không có quy định mức cấp dưỡng cụ thể là bao nhiêu, mức cấp dưỡng phụ thuộc vào thu nhập, khả năng thực tế của người cấp dưỡng và nhu cầu của người có yêu cầu cấp dưỡng. Vì vậy, bạn cần thỏa thuận với cha của bé trước, nếu thỏa thuận không được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Trân trọng./.
Luật sư Nguyễn Ngọc
TIN XEM NHIỀU
14
Th03
CẬP NHẬT THAY ĐỔI CĂN CƯỚC CÔNG DÂN TRÊN GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ KINH DOANH
28
Th06
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ VIỆC SỬ DỤNG VÀ ĐÓNG DẤU TRONG DOANH NGHIỆP ĐỂ ĐẢM BẢO GIÁ TRỊ PHÁP LÝ CỦA VĂN BẢN
Dấu doanh nghiệp là một nội dung không mới lạ, nhưng luôn được các doanh nghiệp quan tâm, vì dấu doanh nghiệp luôn là một phần không thể thiếu để khẳng định giá trị pháp lý của các văn bản do doanh nghiệp ban hành. Sau đây là cách sử dụng và đóng dấu trong doanh nghiệp theo quy định pháp luật hiện hành:
28
Th01
KHỞI KIỆN VỀ HÀNH VI ĐÁNH NGƯỜI CÓ TỔ CHỨC
Thưa luật sư! Luật sư có thể tư vấn cho em vụ việc: Em bị một nhóm người chặn đánh, có tổ chức. Trong một đêm nhóm thanh niên đó đánh liên tiếp 7 người qua đường, với vụ việc này em muốn kiện thì phải làm sao ạ?
04
Th04
PHÁP LÝ NHỜ NGƯỜI ĐỨNG TÊN HỘ GIẤY PHÉP KINH DOANH
09
Th06
VISA MỸ THEO DIỆN L1
14
Th03
CON RIÊNG CỦA CHỒNG HOẶC VỢ CÓ ĐƯỢC HƯỞNG THỪA KẾ KHÔNG?
04
Th03
QUY ĐỊNH CẢI TẠO THÙNG XE TẢI
30
Th07
NGƯỜI LAO ĐỘNG CÓ ĐƯỢC PHÉP LÀM VIỆC NHIỀU NƠI?
Hiện nay, xã hội ngày càng phát triển, con người ngày càng năng động, nên 1 người có thể có khả năng đảm nhận làm một lúc 2,3 công ty. Nhưng pháp luật quy định như thế nào và người lao động cần quan tâm những điều gì để tránh những rủi ro không đáng có?
13
Th07
MẪU BÁO CÁO THANH LÝ TÀI SẢN