10:56 - 10/06/2021 1265 lượt xem Doanh nghiệp
THỦ TỤC THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP
THỦ TỤC THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP
Một quy trình thành lập công ty/doanh nghiệp đối với hầu hết các loại hình công ty/doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp 2020 đầy đủ bao gồm 4 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Chuẩn bị đầy đủ các thông tin cần thiết để lập hồ sơ thành lập doanh nghiệp.
Bước 1: Lựa chọn loại hình doanh nghiệp để bắt đầu khởi nghiệp. Chủ doanh nghiệp cần phải hiểu rõ đặc điểm của từng loại hình doanh nghiệp để có thể xác định và chọn lựa loại hình doanh nghiệp phù hợp nhất với định hướng phát triển của công ty. Những yếu tố chính mà chủ doanh nghiệp cần cân nhắc để lựa chọn loại hình của tổ chức phù hợp: thuế, trách nhiệm pháp lý, khả năng chuyển nhượng, bổ sung, thay thế, quy mô doanh nghiệp để thu hút nhà đầu tư khác. Các loại hình doanh nghiệp phổ biến ở Việt Nam bao gồm: Công ty TNHH một thành viên, Công ty TNHH hai thành viên trở lên, Công ty cổ phần, Doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh.
Bước 2: Chuẩn bị bản sao căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của những thành viên (cổ đông) còn hiệu lực. Việc chọn lựa ai sẽ là thành viên (cổ đông) của công ty sẽ do chủ doanh nghiệp quyết định, tuy nhiên số lượng thành viên và cổ đông sẽ được quy định bởi loại hình doanh nghiệp.
Bước 3: Lựa chọn đặt tên công ty, tốt nhất bạn lên lựa chọn đặt tên công ty ngắn gọn, dễ nhớ, dễ phát âm và tên công ty này không bị trùng lắp hoàn toàn với các đơn vị đã thành lập trước đó (áp dụng trên toàn quốc). Để xác định tên công ty mình có bị trùng với những doanh nghiệp khác hay không, doanh nghiệp có thể truy cập vào “Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia” để tra cứu.
Bước 4: Xác định địa chỉ trụ sở thuộc quyền sử dụng hợp pháp của công ty. Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc trung ương, số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
Bước 5: Xác định vốn điều lệ (vốn pháp định đối với các ngành nghề kinh doanh bắt buộc phải có vốn pháp định) để đưa ra kinh doanh. Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty.
Bước 6: Xác định chức danh người đại diện theo pháp luật của công ty. Về chức danh người đại diện theo pháp luật của công ty nên để chức danh người đại diện là giám đốc (tổng giám đốc).
Bước 7: Xác định ngành nghề kinh doanh chuẩn hoá theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh.
Giai đoạn 2: Soạn thảo và nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
Bước 1: Soạn thảo hồ sơ công ty, chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020.
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử
a) Nộp hồ sơ: Doanh nghiệp thực hiện việc đăng ký doanh nghiệp thông qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Địa chỉ website: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/Pages/Trangchu.aspx
Tổ chức, cá nhân khi đăng ký thành lập doanh nghiệp có thể lựa chọn sử dụng chữ ký số công cộng hoặc sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh để đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử.
b) Thời hạn giải quyết: Điều 26 Luật Doanh nghiệp 2020
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ hoặc tên doanh nghiệp yêu cầu đăng ký không đúng theo quy định, Phòng Đăng ký kinh doanh phải thông báo cho doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
Nếu quá thời hạn trên mà không được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thì người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Bước 3: Nhận kết quả Đăng ký thành lập doanh nghiệp
Doanh nghiệp có thể nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký để nhận kết quả qua đường bưu điện
Giai đoạn 3: Làm con dấu pháp nhân
Dấu bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp.
Giai đoạn 4: Thủ tục sau thành lập công ty
Một doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề không có điều kiện sau khi có Đăng ký kinh doanh và có con dấu là có thể tiến hành các hoạt động kinh doanh của mình theo quy định Luật Doanh nghiệp 2020.
Tuy nhiên theo quy định pháp luật, sau khi có Đăng ký kinh doanh Doanh nghiệp cần thực hiện các công việc như sau:
Bước 1: Tiến hành đăng ký khai thuế ban đầu với cơ quan thuế tại nơi đăng ký kinh doanh trong thời hạn quy định.
Bước 2:Tiến hành đăng ký kê khai thuế qua mạng điện tử thông qua dịch vụ chữ ký số.
Bước 3:Nộp tờ khai và nộp thuế môn bài.
Bước 4:Nộp thông báo áp dụng phương pháp tính thuế GTGT.
Bước 5:Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện kinh doanh đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện (nếu có).
Bạn có thể tham khảo hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân tại đây: http://luatnguyendoan.com/chi-tiet/ho-so-thanh-lap-doanh-nghiep-tu-nhan/103
Bạn có thể tham khảo hồ sơ thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên tại đây: http://luatnguyendoan.com/chi-tiet/ho-so-thanh-lap-cong-ty-tnhh-hai-thanh-vien-tro-len/105
Bạn có thể tham khảo hồ sơ thành lập Công ty cổ phần tại đây: http://luatnguyendoan.com/chi-tiet/ho-so-thanh-lap-cong-ty-co-phan/106
Bạn có thể tham khảo hồ sơ thành lập Công ty hợp danh tại đây: http://luatnguyendoan.com/chi-tiet/ho-so-thanh-lap-cong-ty-hop-danh/107
Bạn có thể tham khảo hồ sơ thành lập Công ty TNHH MTV do tổ chức làm chủ sở hữu tại đây: http://luatnguyendoan.com/chi-tiet/ho-so-dang-ky-thanh-lap-cong-ty-tnhh-mot-thanh-vien-p1/112
Bạn có thể tham khảo hồ sơ thành lập Công ty TNH MTV do cá nhân làm chủ sở hữu tại đây: http://luatnguyendoan.com/chi-tiet/ho-so-dang-ky-thanh-lap-cong-ty-tnhh-mot-thanh-vien-p2/113
Chuyên viên - Lê Thị Như Ý
Trên đây là bài viết tư vấn của chúng tôi về thủ tục thành lập doanh nghiệp
Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn hoàn toàn miễn phí
(028) 37 55 3385
Hotline: 0903 328 166 Luật sư Đoàn Văn Nên
Danh mục dịch vụ
TIN XEM NHIỀU
14
Th03
CẬP NHẬT THAY ĐỔI CĂN CƯỚC CÔNG DÂN TRÊN GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ KINH DOANH
28
Th06
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ VIỆC SỬ DỤNG VÀ ĐÓNG DẤU TRONG DOANH NGHIỆP ĐỂ ĐẢM BẢO GIÁ TRỊ PHÁP LÝ CỦA VĂN BẢN
Dấu doanh nghiệp là một nội dung không mới lạ, nhưng luôn được các doanh nghiệp quan tâm, vì dấu doanh nghiệp luôn là một phần không thể thiếu để khẳng định giá trị pháp lý của các văn bản do doanh nghiệp ban hành. Sau đây là cách sử dụng và đóng dấu trong doanh nghiệp theo quy định pháp luật hiện hành:
28
Th01
KHỞI KIỆN VỀ HÀNH VI ĐÁNH NGƯỜI CÓ TỔ CHỨC
Thưa luật sư! Luật sư có thể tư vấn cho em vụ việc: Em bị một nhóm người chặn đánh, có tổ chức. Trong một đêm nhóm thanh niên đó đánh liên tiếp 7 người qua đường, với vụ việc này em muốn kiện thì phải làm sao ạ?
04
Th04
PHÁP LÝ NHỜ NGƯỜI ĐỨNG TÊN HỘ GIẤY PHÉP KINH DOANH
09
Th06
VISA MỸ THEO DIỆN L1
14
Th03
CON RIÊNG CỦA CHỒNG HOẶC VỢ CÓ ĐƯỢC HƯỞNG THỪA KẾ KHÔNG?
04
Th03
QUY ĐỊNH CẢI TẠO THÙNG XE TẢI
30
Th07
NGƯỜI LAO ĐỘNG CÓ ĐƯỢC PHÉP LÀM VIỆC NHIỀU NƠI?
Hiện nay, xã hội ngày càng phát triển, con người ngày càng năng động, nên 1 người có thể có khả năng đảm nhận làm một lúc 2,3 công ty. Nhưng pháp luật quy định như thế nào và người lao động cần quan tâm những điều gì để tránh những rủi ro không đáng có?
13
Th07
MẪU BÁO CÁO THANH LÝ TÀI SẢN