04:17 - 10/06/2021 1490 lượt xem Doanh nghiệp

GIẢI THỂ VỚI PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP SAU MÙA COVID

Chắc chắn dịch bệnh Covid sẽ qua đi nhưng để lại hậu quả rất nặng nề với nền kinh tế. Bởi vì, trong dịch bệnh, nhiều doanh nghiệp không hoạt động được, từ sản xuất đến dịch vụ. Nhất là đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Có nhiều công nhân, nhân viên ký hợp đồng lao động dài hạn với doanh nghiệp, nhưng do dịch bệnh, doanh nghiệp không hoạt động. Các nhân viên này được tạm thời cho nghỉ việc và về quê cách ly. Nhưng sau khi hết giãn cách xã hội, sẽ có nhiều công nhân, nhiều nhân viên thấy công ty mình làm việc đã treo bảng giải thể, thậm chí, mặt bằng đã treo bảng “cho thuê mặt bằng. Còn giám đốc, chủ doanh nghiệp mất tiêu, không liên lạc được. Tất nhiên, nhiều công nhân hoang mang khi tiền lương còn thiếu mấy tháng chưa có. Cách hiểu về giải thể doanh nghiệp như vậy là chưa đúng vì hiểu như thế, nghĩa là bất kỳ lúc nào, người lao động đều có thể rơi vào trạng thái thất nghiệp ngay tức thì, khi công ty tuyên bố giải thể.

Tuy nhiên về lý thuyết lẫn thực tiễn pháp lý - Việc giải thể một doanh nghiệp, chưa bao giờ đơn giản như vậy. Chỉ xét riêng dưới góc độ lý thuyết luật định, thời gian để hoàn tất thủ tục giải thể doanh nghiệp thông thường cũng hơn 6 tháng, từ trừ những doanh nghiệp siêu nhỏ hoặc có cơ cấu tổ chức quá đơn sơ, chỉ có giám đốc và một vài nhân viên. Đó là về lý thuyết theo luật doanh nghiệp và thực tế, thời gian để giải thể phải lâu hơn như thế rất nhiều. Để phục vụ bạn đọc, bài viết sẽ phân tích các khía cạnh pháp lý liên quan đến giải thể doanh nghiệp trong sự đối sánh với phá sản doanh nghiệp.

Do nhiều người không chuyên về Luật Kinh doanh nên lầm tưởng giải thể và phá sản giống nhau vì thường dẫn đến một hệ quả đó là doanh nghiệp giải thể hoặc phá sản, sẽ chấm dứt hoạt động, chấm dứt tồn tại hay nói cách khác, doanh nghiệp sẽ chính thức bị "khai tử". Thực ra, doanh nghiệp phá sản chưa chắc chấm dứt sự tồn tại mà có khi được doanh nghiệp khác mua lại thương hiệu. Tuy nhiên, trường hợp này ở Việt Nam rất ít nhưng mà nhiều người vẫn lầm tưởng giải thể và phá sản doanh nghiệp là một.

1. PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP: Là thủ tục tư pháp và cơ quan có thẩm quyền tuyên bố phá sản là Tòa án nhân dân. Lý do để phá sản doanh nghiệp, chính là: Doanh nghiệp không thanh toán được các khoản nợ đến hạn - Hiểu nôm na là kinh doanh thua lỗ, Doanh nghiệp cạn vốn, trắng tay, hết tiền. Và điều kiện phá sản là sau 03 tháng không trả cho doanh nghiệp chủ nợ. Thủ tục tư pháp giải quyết phá sản qua nhiều bước như Hội nghị chủ nợ, phục hồi kinh doanh ….

2. GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP: Là thủ tục hành chính về việc chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp. Cơ quan có thẩm quyền giải thể là Ủy ban nhân dân cấp phép thành lập. Điều kiện giải thể được quy định rõ ràng: Doanh nghiệp muốn giải thể có thể xuất phát từ nhiều lý do, chẳng hạn như không còn nhu cầu kinh doanh, hoặc hết thời hạn hoạt động ghi trong điều lệ mà không muốn gia hạn; muốn được giải thể phải đáp ứng điều kiện: Thanh toán đầy đủ hết mọi khoản nợ của Doanh nghiệp, bao gồm cả các khoản nợ lương, bao hiểm và mọi quyền lợi khác của Người lao động. Nghĩa rằng, nếu Doanh nghiệp không thanh toán đầy đủ các khoản nợ cho đối tác, cho Người lao động - Thì không được phép giải thể - Tức là không được phép "Khai tử", không được "Chết" dưới hình thức giải thể.

3. TRÌNH TỰ THỦ TỤC VÀ THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT GIẢI THỂ

Việc giải thể doanh nghiệp, sẽ do các chủ sở hữu tiến hành theo thủ tục luật định, sau đó gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệp đến cơ quan đăng ký kinh doanh để xóa tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh.

Thủ tục đầu tiên là các chủ sở hữu doanh nghiệp sẽ phải họp thông qua nghị quyết, quyết định giải thể doanh nghiệp, nghĩa rằng quyết định sẽ chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp - Lưu ý: Đây chỉ mới là những thủ tục bắt đầu, còn doanh nghiệp vẫn chưa giải thể. Sau đó, doanh nghiệp này phải gửi quyết định giải thể đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, Cơ quan thuế, Người lao động trong doanh nghiệp.

Như vậy, văn bản kế hoạch sẽ giải thể doanh nghiệp phải được gửi cho người lao động, và thông thường người lao động phải được biết trước kế hoạch này, ít nhất là 180 ngày so với ngày mà Cơ quan đăng ký kinh doanh chính thức cập nhật tình trạng doanh nghiệp đã được giải thể - Có nghĩa là, người lao động phải biết trước ít nhất nửa năm, trước khi doanh nghiệp chính thức chấm dứt hoạt động (được giải thể).

Sau khi doanh nghiệp gửi quyết định giải thể đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, Cơ quan thuế, Người lao động trong doanh nghiệp như vừa nêu, doanh nghiệp phải hoàn tất thanh toán các khoản nợ cụ thể, tuần tự như sau: Nợ lương, bảo hiểm, các khoản khác của Người lao động được ưu tiên thanh toán trước; Tiếp đến là nợ thuế; Các khoản nợ khác như tiền hàng đối tác, tiền điện, tiền nước ...v.v..

Chỉ khi hoàn tất các khoản nợ nần kia, doanh nghiệp mới được gửi Hồ sơ giải thể doanh nghiệp đến cơ quan đăng ký kinh doanh. Lưu ý, bước 1 chỉ mới gửi Thông báo quyết định sẽ giải thể, đến bước 2 đây mới được gửi Hồ sơ giải thể. Hiểu nôm na là gửi Thông báo sẽ giải thể trước, sau đó thanh toán hết nợ nần, cuối cùng mới gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh.

Sau thời hạn luật định hơn 6 tháng, tính từ ngày Cơ quan đăng ký kinh doanh nhận được quyết định, nghị quyết giải thể doanh nghiệp hoặc trong vòng 5 ngày làm việc tính từ ngày nhận được hồ sơ giải thể doanh nghiệp, mà không có bất kỳ khiếu nại, tranh chấp nào của các bên liên quan - Cơ quan đăng ký kinh doanh mới chính thức cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên cơ sở giữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp - Doanh nghiệp chính thức được "khai tử" kể từ đây.

Khác với phá sản doanh nghiệp là khi doanh nghiệp không thanh toán được các khoản nợ đến hạn – Thực chất, bản chất của phá sản doanh nghiệp là một thủ tục đòi nợ và thanh toán đặc biệt do Tòa án tiến hành theo trình tự luật định về tố tụng phá sản.

KẾT LUẬN: Từ những phân tích trên, chúng ta thấy trình tự thủ tục để giải thể hay phá sản một doanh nghiệp không đơn giản một chút nào, ngoại lệ với nhưng doanh nghiệp siêu nhỏ, hay những doanh nghiệp đã trắng tay hoàn toàn, không còn một tài sản đáng giá nào, sẽ được "khai tử" khá nhanh, sau khi đã xác minh không còn tài sản gì. Những trường hợp còn lại, quá trình tuyên bố và hoàn tất giải thể hoặc phá sản doanh nghiệp phải sẽ mất nhiều thời gian, phải đáp ứng những điều kiện nhất định. Đó chính là sự chặt chẽ của pháp luật nhằm bảo vệ lợi ích cho các bên liên quan, nhất là Người lao động - Do đó, không có chuyện, cứ thành lập doanh nghiệp, tuyển công nhân, nợ lương, rồi tuyên bố giải thể, nhằm trốn tránh trách nhiệm - Đó là điều không thể!

Cho nên, những người lao động nào lâm vào tình trạng, sau khi về quê nghỉ dịch theo yêu cầu của công ty nhưng hết dịch bệnh, vô công ty thấy treo bảng “Công ty giải thể” trong khi các quyền lợi mình không thì nên nhanh chóng tìm đến Công ty Luật Nguyễn Đoàn để tư vấn cách giải quyết để đảm bảo quyền lợi. Bởi vì, không thể có chuyện Công ty được tự ý tuyên bố giải thể, khi chưa thực hiện đúng trình tự pháp luật, và vẫn đang còn nợ lương công nhân.

Luật sư Đỗ Ngọc Lan

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn hoàn toàn miễn phí 

(028) 37 55 3385

Hotline: 0903 328 166 Luật sư Đoàn Văn Nên

 

TIN XEM NHIỀU