11:06 - 10/06/2021 2017 lượt xem Sở hữu trí tuệ & đăng ký nhãn hiệu
CÔNG TY PHAN THỊ CÓ QUYỀN KÝ HỢP ĐỒNG CHUYỂN THỂ BỘ TRUYỆN THẦN ĐỒNG ĐẤT VIỆT VỚI NHÀ SẢN XUẤT NGÔ THANH VÂN KHÔNG?
"Trạng Tí phiêu lưu ký" là tác phẩm mới nhất của đạo diễn Phan Gia Nhật Linh và nhà sản xuất Ngô Thanh Vân. Tác phẩm được chuyển thể từ bộ truyện tranh được yêu thích "Thần đồng đất Việt" với 4 nhân vật chính là Trạng Tí, Sửu Ẹo, Dần Béo và Cả Mẹo. Là một trong những bộ phim được mong chờ trong dịp Tết, "Trạng Tí phiêu lưu ký" bất ngờ vấp phải làn sóng tẩy chay từ cộng đồng bởi những tranh cãi về bản quyền cũng như nội dung của phim. Vấn đề được cộng đồng quan tâm là Công ty Phan Thị có quyền ký hợp đồng chuyển thể bộ truyện Thần đồng Đất Việt với nhà sản xuất Ngô Thanh Vân không?
Căn cứ khoản 8 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ thì “Tác phẩm phái sinh là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn.” Theo đó, bộ phim Trạng Tí phiêu lưu ký là tác phẩm được chuyển thể từ bộ truyện tranh “Thần đồng Đất Việt”.
Căn cứ theo bản án số 774/2019/DSPT ngày 03/9/2019 về việc tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, theo đó, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh có phán quyết:
“Công nhận ông Lê Phong Linh là tác giả duy nhất của hình thức thể hiện của các nhân vật O, P, Q, R trong bộ truyện tranh E từ tập 01 đến tập 78 theo các Giấy chứng nhận bản quyền tác giả số 246/2002/QTG, 247/2002/QTG, 248/2002/QTG, 249/2002/QTG đã được Cục Bản quyền tác giả Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cấp ngày 07 tháng 05 năm 2002 cho Chủ sở hữu tác phẩm là Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Kỹ thuật và Phát triển Tin học PT (tên hiện nay là Công ty TNHH Truyền thông giáo dục và giải trí PT).
Ông Lê Phong L được quyền liên hệ Cục Bản quyền tác giả- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để được ghi nhận là tác giả duy nhất đối với các tác phẩm nêu trên theo quy định pháp luật.”
Như vậy, Công ty TNHH Truyền thông giáo dục và giải trí PT (sau đây gọi tắt là Công ty Phan Thị) là chủ sở hữu tác phẩm truyện tranh Thần đồng Đất Việt, ông Lê Phong L là tác giả duy nhất của hình thức thể hiện của các nhân vật O, P, Q, R trong bộ truyện Thần đồng Đất Việt.
Theo quy định tại Điều 19, Điều 20 và khoản 1 Điều 39 Luật sở hữu trí tuệ, với tư cách là chủ sở hữu của tác phẩm truyện tranh Thần đồng Đất Việt, Công ty Phan Thị có các quyền sau:
- Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
- Làm tác phẩm phái sinh;
- Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
- Sao chép tác phẩm;
- Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
- Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;
- Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.
Theo khoản 3 Điều 20 Luật sở hữu trí tuệ quy định trường hợp tổ chức, cá nhân phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả để được quyền làm tác phẩm phái sinh. Theo bản án số 774/2019/DSPT ngày 03/9/2019 về việc tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ thì chủ sở hữu của bộ truyện tranh Thần đồng Đất Việt là Công ty Phan Thị.
Do đó, Công ty Phan Thị là chủ thể có thẩm quyền ký hợp đồng chuyển thể bộ truyện Thần đồng Đất Việt với nhà sản xuất Ngô Thanh Vân. Việc ký kết hợp đồng chuyển thể giữa Công ty Phan Thị và nhà sản xuất Ngô Thanh Vân là phù hợp quy định pháp luật.
Trên đây là ý kiến của chúng tôi theo thông tin hiện có và quy định pháp luật hiện hành.
Chuyên viên - Lê Thị Như Ý
Trên đây là bài viết tư vấn của chúng tôi về Công ty Phan Thị có quyền ký hợp đồng chuyển thể bộ truyện Thần đồng Đất Việt với nhà sản xuất Ngô Thanh Vân không?
Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn hoàn toàn miễn phí
(028) 37 55 3385
Hotline: 0903 328 166 Luật sư Đoàn Văn Nên
TIN XEM NHIỀU
14
Th03
CẬP NHẬT THAY ĐỔI CĂN CƯỚC CÔNG DÂN TRÊN GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ KINH DOANH
28
Th06
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ VIỆC SỬ DỤNG VÀ ĐÓNG DẤU TRONG DOANH NGHIỆP ĐỂ ĐẢM BẢO GIÁ TRỊ PHÁP LÝ CỦA VĂN BẢN
Dấu doanh nghiệp là một nội dung không mới lạ, nhưng luôn được các doanh nghiệp quan tâm, vì dấu doanh nghiệp luôn là một phần không thể thiếu để khẳng định giá trị pháp lý của các văn bản do doanh nghiệp ban hành. Sau đây là cách sử dụng và đóng dấu trong doanh nghiệp theo quy định pháp luật hiện hành:
28
Th01
KHỞI KIỆN VỀ HÀNH VI ĐÁNH NGƯỜI CÓ TỔ CHỨC
Thưa luật sư! Luật sư có thể tư vấn cho em vụ việc: Em bị một nhóm người chặn đánh, có tổ chức. Trong một đêm nhóm thanh niên đó đánh liên tiếp 7 người qua đường, với vụ việc này em muốn kiện thì phải làm sao ạ?
04
Th04
PHÁP LÝ NHỜ NGƯỜI ĐỨNG TÊN HỘ GIẤY PHÉP KINH DOANH
09
Th06
VISA MỸ THEO DIỆN L1
14
Th03
CON RIÊNG CỦA CHỒNG HOẶC VỢ CÓ ĐƯỢC HƯỞNG THỪA KẾ KHÔNG?
04
Th03
QUY ĐỊNH CẢI TẠO THÙNG XE TẢI
30
Th07
NGƯỜI LAO ĐỘNG CÓ ĐƯỢC PHÉP LÀM VIỆC NHIỀU NƠI?
Hiện nay, xã hội ngày càng phát triển, con người ngày càng năng động, nên 1 người có thể có khả năng đảm nhận làm một lúc 2,3 công ty. Nhưng pháp luật quy định như thế nào và người lao động cần quan tâm những điều gì để tránh những rủi ro không đáng có?
13
Th07
MẪU BÁO CÁO THANH LÝ TÀI SẢN